TikTok - nền tảng nội dung video ngắn đã chính thức công bố khoản đầu tư mới trị giá 12,2 triệu USD hướng đến việc hỗ trợ khối doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Đông Nam Á (SEA), qua đó thúc đẩy các chủ doanh nghiệp và cộng đồng người trẻ trong khu vực khởi nghiệp và phát triển bền vững trên nền tảng.
Khoản đầu tư này bao gồm trợ cấp tiền mặt, chi phí đào tạo kỹ năng kỹ thuật số và các khoản tín dụng quảng cáo cho các SMB, bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp khu vực nông thôn - ngoại thành cũng sẽ được hưởng lợi từ khoản hỗ trợ. Hoạt động này một lần nữa khẳng định nỗ lực của TikTok nhằm giúp đỡ hơn 120,000 SMB trong giai đoạn ba năm của kế hoạch chuyển đổi số - đưa các doanh nghiệp tham gia vào thị trường kinh tế trực tuyến.
Khoản đầu tư được triển khai trong bối cảnh TikTok đã vươn lên trở thành nền tảng mang lại giá trị thực tiễn cho cả các doanh nghiệp và cộng đồng sáng tạo nội dung. Theo Báo cáo về Hiệu ứng TikTok: Thúc đẩy Kinh doanh, Giáo dục và Cộng đồng Đông Nam Á” [2], một số khảo sát thực tế trong nhóm SMB chỉ ra khả năng tăng trưởng doanh thu của nhóm doanh nghiệp này có thể đạt mức gần 50% thông qua quảng bá và bán sản phẩm - dịch vụ trên TikTok. Bên cạnh đó, có tới gần 4/5 doanh nghiệp (79%) đã chuyển đổi từ các kênh bán hàng truyền thống sang nền tảng trực tuyến bằng việc gia nhập TikTok. Cùng lúc đó, hơn 80% các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng cũng cho thấy kết quả tích cực tương tự; cụ thể, nhóm này ghi nhận thu nhập tăng trưởng đáng kể nhờ sự có mặt của các loại hình truyền thông - quảng cáo mới như TikTok LIVE hay các chương trình hợp tác cùng nhãn hàng.
Ông Shou Chew, Giám đốc Điều hành của TikTok cho biết: "Có hơn 325 triệu người truy cập TikTok mỗi tháng tại Đông Nam Á và 15 triệu doanh nghiệp đã gia nhập nền tảng. Có thể thấy, vai trò và khả năng đóng góp của chúng tôi trong việc mở ra các cơ hội kinh tế, giáo dục và xây dựng cộng đồng trong khu vực và trên toàn thế giới là rất lớn. Chúng tôi rất vui mừng khi thấy tác động tích cực TikTok đã và đang đem lại cho cộng đồng, đồng thời chúng tôi cam kết sẽ không ngừng hỗ trợ để các cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp cùng phát triển và đạt nhiều thành công trên nền tảng.”
Cam kết của TikTok dành cho Đông Nam Á
Hỗ trợ địa phương: Mở khóa các cơ hội kinh tế mới
Xuyên suốt kế hoạch trong vòng 3 năm tới, chương trình "Hỗ trợ Doanh nghiệp địa phương" sẽ hướng tới đến việc trao quyền phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp ở khu vực nông thôn - nơi loại hình thương mại điện tử chưa được phổ cập rộng rãi. Hợp tác với hơn 25 cơ quan chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận trên khắp Đông Nam Á, chương trình sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận các nhóm tiêu dùng trực tuyến mới thông qua các khoản trợ cấp tiền mặt, chương trình đào tạo kỹ năng số và tín dụng quảng cáo.
Tại Việt Nam, TikTok cũng sẽ phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp Việt Nam (Agritrade) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, để góp sức cho chương trình phát triển kinh tế nông thôn có tên “Mỗi Xã Một Sản Phẩm” (OCOP) của Chính phủ. Trong khuôn khổ hợp tác này, TikTok sẽ cho ra mắt chuỗi sự kiện Chợ phiên OCOP . Được phát sóng trực tiếp (livestream) trên TikTok Shop hàng tuần, sự kiện sẽ là cơ hội quảng bá và bán hàng trực tuyến các sản phẩm - đặc sản vùng miền do chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương sản xuất. Thông qua dự án này, TikTok đặt mục tiêu cải thiện sinh kế của 20.000 nông dân địa phương, người dân thuộc các làng nghề thủ công và các doanh nghiệp nhỏ trải dài trên khắp 63 tỉnh thành của Việt Nam, đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống địa phương và thúc đẩy du lịch trên các vùng miền. Sự hợp tác này cũng sẽ góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa TikTok với các cơ quan chính phủ Việt Nam và tạo cơ hội mới cho những người bán hàng địa phương trên cả nước.
Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại Nông Nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và TikTok chính thức ký kết hợp tác
Mở rộng khả năng học hỏi và tiếp cận giáo dục
Với vai trò là nền tảng giúp mang đến nhiều thông tin mới mẻ, TikTok đã thúc đẩy hành trình khám phá và học hỏi của người dùng. Một báo cáo gần đây cho thấy 9 trên 10 người được hỏi (90%) đã và đang lựa chọn TikTok là nơi để tham khảo và học hỏi những kỹ năng mới chưa từng có trước đây; 3 trên 5 người thực hiện khảo sát cũng cho rằng TikTok giúp việc học trực tuyến trở nên dễ tiếp cận hơn.
Hỗ trợ hơn nữa cho khía cạnh này là một nỗ lực khác đang được TikTok triển khai tại Thái Lan. Tại đây, nền tảng TikTok cộng tác cùng đơn vị doanh nghiệp xã hội Kid Kid, Bộ Tài nguyên và Môi trường, và Chính quyền Thủ đô Bangkok để nêu cao nhận thức và hành động trong giới trẻ Thái Lan cho các vấn đề liên quan tới bảo vệ môi trường. Hoạt động này bao gồm các hội thảo giáo dục và các thử thách có sự tham gia của giới trẻ thủ đô xoay quanh việc lựa chọn lối sống bền vững như thói quen thường nhật, hai chủ đề có thể kể đến như phân loại rác thải và tiêu thụ năng lượng. Chương trình này nằm trong mục tiêu nhất quán của doanh nghiệp này trong tăng cường nội dung mang tính giáo dục về khí hậu và hiện thức hóa mong muốn đạt mức trung hòa carbon trong vận hành vào năm 2030.
Xây dựng cộng đồng hỗ trợ cùng nhau phát triển
Bên cạnh các hoạt động giáo dục trên nền tảng, TikTok sẽ tiếp tục xây dựng thế hệ doanh nhân của tương lai, đặc biệt là những người trẻ chưa có lợi thế tiếp cận bình đẳng với các cơ hội phát triển kinh tế. Trong khuôn khổ hợp tác cùng Quỹ ASEAN, Chương trình Phát triển Doanh nghiệp Xã hội sẽ cung cấp hoạt động đào tạo xây dựng năng lực, cố vấn, tạo điều kiện gia nhập thị trường và gây quỹ ươm mầm tài năng có giá trị lên tới 320,000 USD cho 20 doanh nghiệp xã hội do thanh niên sáng lập và lãnh đạo trong khu vực, góp phần vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc tại Đông Nam Á.
Đào tạo phát triển các tài năng từ địa phương
Với hơn 7,500 nhân viên trên khắp Đông Nam Á, TikTok cũng cam kết đầu tư phát triển tài năng tại địa phương. Theo đó, các sáng kiến như Chương trình thực tập TikTok Shop Graduate Development Programme diễn ra trong khu vực nhằm mục tiêu xây dựng nhân tài cho ngành thương mại điện tử. Bên cạnh đó có thể kể đến chương trình đào tạo kỹ thuật tại Singapore có tên TikTok Tech Immersion (tạm dịch: Hội nhập Công nghệ cùng TikTok) dành cho sinh viên cấp trung học phổ thông cũng mang đến cơ hội phát triển cho các tài năng công nghệ trẻ.
"Chỉ trong hơn sáu năm, chúng tôi đã tạo ra những lối đi mới giúp nâng cao thu nhập cho các đối tượng nhóm nhà sáng tạo và doanh nghiệp trên nền tảng của mình. Chúng tôi cũng đã giới thiệu các kênh thương mại điện tử mới như TikTok Shop cho phép SMB kết nối gần hơn với người tiêu dùng và phát triển hoạt động kinh doanh." - Bà Teresa Tan, Giám đốc bộ phận Chính sách công, Khu vực Đông Nam Á, TikTok cũng nhấn mạnh: "Sứ mệnh của chúng tôi trong việc truyền cảm hứng sáng tạo và mang đến niềm vui bắt nguồn từ mong muốn sâu sắc được cùng khám phá, phát triển và kết nối với các cá nhân và cộng đồng tại Đông Nam Á. Hiện nay, các sáng kiến và quan hệ đối tác mới đang dần hình thành sẽ mở rộng nỗ lực của chúng tôi nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ_những đối tượng có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận các lợi thế kỹ thuật số. Chúng tôi mong muốn chia sẻ sự biết ơn cho những hỗ trợ chúng tôi đã nhận được trên phạm vi toàn khu vực, và chúng tôi rất đón chờ những tác động thực tiễn trong tương lai chúng ta có thể kiến tạo cùng nhau."
Để biết thêm thông tin về Báo cáo Hiệu ứng TikTok: Thúc đẩy Kinh doanh, Giáo dục và Cộng đồng Đông Nam Á, vui lòng truy cập trang web: https://seaimpactforum.com/