Trang chủ / XÃ HỘI / ĐỜI SỐNG / Dịch bùng nổ năm Tý, chuột hại mùa màng, bà con đừng lo khi xem "Thời tiết nông vụ"
Dịch bùng nổ năm Tý, chuột hại mùa màng, bà con đừng lo khi xem "Thời tiết nông vụ"
2244 lượt xem
11-03-2021
ĐỜI SỐNG

Có thể nói con chuột là một trong những con tinh ranh trong 12 con giáp và để lại nhiều ấn tượng khó phai khi năm 2020 vừa qua toàn thế giới phải đối phó với dịch bệnh. Với bà con nông dân thì chuột là loài gặm nhấm phá hoại mùa màng vô cùng nguy hiểm và khó trị. Chương trình "Thời tiết nông vụ" số phát sóng vừa qua đã chia sẻ tới bà con cách chống chọi với nạn chuột hại lúa không chỉ khoa học mà còn hiệu quả.

Thưa bà con nông dân! Diễn biến thời tiết như hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chuột gây hại trên cây lúa. Chúng cắn phá vào mọi giai đoạn phát triển của cây nhưng gây hại nặng nhất là lúc lúa làm đòng đến trổ. Nếu bị hại ở giai đoạn mạ và đẻ nhánh, cây lúa có thể phục hồi nhưng cho năng suất thấp, còn nếu bị hại từ giai đoạn làm đòng trở về sau, cây lúa không thể  phục hồi nên không cho năng suất. Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, diện tích lúa ở các tỉnh Phía Nam đã và đang bị chuột gây hại với diện tích là 5.240 ha, tỷ lệ hại từ 5 – 7% dảnh bị hại, trong đó có 93 ha bị nhiễm nặng với tỷ lệ hại >10%, phân bố tại các tỉnh tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Long An,…

Có thể là hình ảnh về 1 người

Để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do chuột gây ra trên lúa, theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, bà con nông dân cần thực hiện các biện pháp sau:

- Vệ sinh đồng ruộng như phát quang bờ, bụi rậm, gò đống,... làm mất nơi cư trú của chuột.
- Sử dụng hệ thống bẫy cây trồng cộng đồng.
- Áp dụng các biện pháp thủ công như đào hang, đổ nước, xông khói, dùng chó săn, bắt tay để diệt chuột
- Giữ mức nước cao trong ruộng vào giai đoạn đòng – trổ để hạn chế chuột gây hại.
- Dùng bã diệt chuột, nhưng phải bảo đảm nguyên tắc: đồng loạt, thường xuyên liên tục, cộng đồng nông dân tham gia.

Ngoài ra, bà con nông dân cần chú ý thêm sâu bệnh hại khác trên cây lúa như rầy nâu, sâu năn, bệnh đạo ôn, bệnh lem lép hạt …

Những thông tin vô cùng hữu ích từ chương trình "Thời tiết nông vụ" đã hỗ trợ bà con nông dân rất nhiều để đối phó với loài gặm nhấm vô cùng tinh ranh này. Tưởng chừng như rất quen thuộc nhưng đến hẹn lại lên chúng ta phải tìm cách xua đuổi và hạn chế chúng. Vì là một chương trình có tính khoa học nên "Thời tiết nông vụ" đã đưa ra những phương pháp mang tính khoa học và bền vững không ảnh hưởng môi trường sinh thái tự nhiên.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'VỆ SINH ĐỒNG RUỘNG, LÀM MẤT NƠI CƯ TRÚ CỦA CHUỘT -SỬ DỤNG HỆ THỐNG BẤY CÂY TRỒNG CỘNG ĐỒNG -ÁP DỤNG CÁC BIÊN PHÁP THỦ CÃNG -GIỮ MỨC NƯỚC CAO TRONG RUÔNG VÀO GIAI ĐOẠN ĐÒNG- -TRỔ” -DÙNG BÃ DIỆT CHUỘT'

Khí hậu toàn thế giới thay đổi và diễn biến vô cùng khó lường, chương trình "Thời tiết nông vụ" luôn có phần chia sẻ thông tin dự báo thời tiết để bà con nông dân chủ động canh tác đồng thời đưa ra những phương pháp khoa học vừa hiệu quả kinh tế vừa không gây ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe con người.

Bà con nông dân có thể xem bản tin “Thời Tiết Nông Vụ” lúc 19h05 hàng ngày trên kênh THVL1 hoặc xem trực tuyến trên thiết bị di động hệ điều hành Android và iOs qua ứng dụng xem truyền hình trên Internet THVLi của Truyền hình Vĩnh Long.

TAGS: