Trang chủ / ĐIỆN ẢNH / ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM / Chuẩn bị bấm máy bộ phim "Nguyễn Chu Sâm - Từ làng nghề Kim Thiều đến vùng đất Hà Tiên"
Chuẩn bị bấm máy bộ phim "Nguyễn Chu Sâm - Từ làng nghề Kim Thiều đến vùng đất Hà Tiên"
1634 lượt xem
18-06-2024
ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM

Công ty CP Công nghệ Truyền hình Việt Nam trực tuyến TVO cùng ê-kip sản xuất hiện đang lên kịch bản phối hợp cùng doanh nhân Nguyễn Chu Sâm thực hiện bộ phim "Nguyễn Chu Sâm - Từ làng nghề Kim Thiều đến vùng đất Hà Tiên".

Bộ phim nói về cậu bé Chu Sâm - một nghệ nhân trẻ sinh ra và lớn lên ở xứ Kinh Bắc. Anh Nguyễn Chu Sâm chưa bao giờ nghĩ rằng có ngày mình lại nhận vùng đất Hà Tiên tận nơi địa đầu phía Nam của Tổ quốc để làm quê hương thứ hai. Tâm sự với chúng tôi, Chu Sâm cho biết, quá trình “bén duyên” với Hà Tiên của anh cũng chính là một câu chuyện dài về cuộc đời chìm nổi của mình.

Doanh nhân Nguyễn Chu Sâm ( người thứ 3 từ phải sang )

Doanh nhân Nguyễn Chu Sâm ( người thứ 3 từ phải sang)

Làng Kim Thiều là một trong những làng có truyền thống về nghề chạm khắc gỗ lâu đời nhất tỉnh Bắc Ninh. Theo truyền khẩu của người dân trong làng, Vua Lý Nhân Tông (1072 -1128) khi đi kinh lý trên địa hạt Lạng Giang (địa danh thời Lý) để xem xét phòng tuyến Như Nguyệt chống giặc Tống, đã nghe tiếng làng Kim Thiều có nghề chạm gỗ bèn kén thợ để chế tác các loại đồ gỗ ngự dụng.

Nhờ sáng dạ và đặc biệt có năng khiếu, năm 13 tuổi Nguyễn Chu Sâm đã nhận được bằng khen tay nghề giỏi của tỉnh (lúc đó là Hà Bắc). Đến năm 14 tuổi, tay nghề của cậu bé Chu Sâm đã rất giỏi. Sự thông minh, nhanh nhạy và giỏi nghề của Chu Sâm đã được nhiều người để ý. Vì vậy, chỉ mới 16 tuổi, cậu đã được một ông chủ lớn ở TP. Hồ Chí Minh là Hoàng Anh mời vào trông coi cơ sở mỹ nghệ hơn 100 công nhân của ông ở quận 12, với mức lương 1.000 USD/tháng.

Nhưng sau một năm Chu Sâm lại bỏ về quê. Đến năm 1992, anh vừa đi học bổ túc văn hóa, vừa tham gia đào tạo nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ cho các công nhân lao động xuất khẩu tại Trường Cao đẳng Xây dựng Dốc Vân, Hà Nội. Bên cạnh đó, anh còn mở lớp dạy nghề tại nhà với số lượng học viên lên tới 360 học viên.

Ảnh minh họa

Những tác phẩm chạm khắc gỗ trong nhà doanh nhân Nguyễn Chu Sâm

Phi thương bất hoạt, đó là sắc thái của người Bắc Ninh, hoạt bát, chuyển hóa nhanh, buôn bán tài hoa, năng động, giỏi giao tiếp, tình nghĩa và kết bạn rộng rãi. Trong khi đi học và đi dạy, Chu Sâm vẫn luôn đau đáu câu hỏi làm sao để giúp nâng cao giá trị các sản phẩm mỹ nghệ của làng nghề Kim Thiều. Năm 1994, Chu Sâm vào TP. Hồ Chí Minh mở một xưởng lớn với hơn 200 công nhân. Nhờ nhanh nhạy và có tay nghề cao, xưởng của Chu Sâm làm ăn rất phát đạt và có nhiều bạn hàng (chủ yếu là Đài Loan). Mỗi tháng anh xuất bán cả trăm bộ bàn ghế.

Tuy nhiên, Hà Tiên lại là nơi giữ chân anh, dù ban đầu anh chỉ có ý định đến để làm ăn chứ không sinh sống. Trải qua một thời gian dài nhiều sóng gió, có những lúc tưởng chừng như trắng tay nhưng ý chí của một người trai Quan họ không hề làm sờn chí và lung lay khi gặp khó khăn.

Đến nay, với đầu óc thông minh, linh hoạt, anh không những hoạt động trong ngành gỗ mà còn mở rộng ra các ngành nghề khác như vận chuyển người và hàng ra các đảo. Anh là người đầu tiên ở Hà Tiên mua tàu để đưa người ra Phú Quốc, và sau đó là đảo Hải Tặc. Việc tham gia thị trường vận tải Hà Tiên - Phú Quốc của Chu Sâm đã góp phần làm giảm giá cước đường thủy trên tuyến đường này.

Việc tham gia thị trường vận tải Hà Tiên - Phú Quốc của Chu Sâm đã góp phần làm giảm giá cước đường thủy trên tuyến đường này

Việc tham gia thị trường vận tải Hà Tiên - Phú Quốc của Chu Sâm đã góp phần làm giảm giá cước đường thủy trên tuyến đường này

Có thể nói, sự thành công của doanh nhân Nguyễn Chu Sâm cho đến nay không chỉ bởi giỏi nghề và nhạy bén, mà còn vì luôn mang trong mình một cái tâm thiện và sự chân tình. Với tính cách xởi lởi, trọng tình trọng nghĩa, hết mình vì người khác, vì xã hội nên Chu Sâm luôn được cộng đồng doanh nghiệp địa phương cũng như bạn bè tin yêu.

Nói về bộ phim, ông Huỳnh Lê Vĩnh Phát - Giám đốc Công ty CP Công nghệ Truyền hình Việt Nam trực tuyến TVO chia sẻ: “Là một nhà làm phim, tôi luôn quan tâm đến những câu chuyện cuộc đời mang tính nhân văn và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Doanh nhân Nguyễn Chu Sâm là một nhân vật có đầy đủ yếu tố để tạo nên một bộ phim thu hút, nhân vật từng trải qua nhiều thăng trầm, từ thành công vang dội đến thất bại cay đắng. Những trải nghiệm này sẽ tạo nên một mạch truyện hấp dẫn, lôi cuốn người xem”.

Ông Huỳnh Lê Vĩnh Phát - Giám đốc Công ty CP Công Nghệ Truyền Hình Việt Nam Trực Tuyến TVO và Doanh nhân Nguyễn Chu Sâm

Ông Huỳnh Lê Vĩnh Phát - Giám đốc Công ty CP Công nghệ Truyền hình Việt Nam trực tuyến TVO và doanh nhân Nguyễn Chu Sâm

“Cuộc đời anh Chu Sâm là bài học quý giá về lòng quyết tâm, nghị lực, và tinh thần vượt qua nghịch cảnh. Phim sẽ truyền tải thông điệp ý nghĩa về tầm quan trọng của sự trung thực, liêm chính trong kinh doanh và cuộc sống. Là đại diện một thế hệ doanh nhân dám nghĩ dám làm, tiên phong trong đổi mới và phát triển kinh tế, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp của người doanh nhân, khơi dậy niềm cảm hứng cho thế hệ trẻ” - ông Huỳnh Lê Vĩnh Phát chia sẻ thêm.

Bộ phim dự kiến sẽ đem đến cho khán giả một góc nhìn khác về người doanh nhân đi lên từ trong gian khó, từ những vấp ngã cay đắng của cuộc đời, về những bài học gian thương trong câu chuyện làm ăn… “Việc sản xuất phim về một nhân vật có nhiều góc khuất như anh Chu Sâm là một thách thức lớn đối với tôi. Tuy nhiên, tôi tin rằng với tâm huyết và sự chuyên nghiệp của mình, tôi sẽ tạo nên một tác phẩm điện ảnh chất lượng, đáp ứng được sự mong đợi của khán giả” - Giám Công ty CP Công nghệ Truyền hình Việt Nam trực tuyến TVO nói.

Được biết, theo thông tin từ nhà sản xuất, dự kiến lịch trình bấm máy cho tập đầu tiên của bộ phim sẽ vào đầu tháng 7/2024.

TAGS: