Tại trạm Thượng Hải của Sing! Asia 2025, Phương Mỹ Chi tiếp tục chiến thắng thuyết phục vòng “đấu đôi” với mashup Túy Âm x Lục Hải Vi Vương khi kết hợp với Kelou. Một tiết mục được sản xuất hoàn toàn bởi nhóm DTAP.
Tuý Âm – Lục Hải Vi Vương khi bản sắc văn hoá của hai nước được giao lưu trong cùng một tiết mục
Túy Âm từng tạo được tiếng vang nhất định tại Việt Nam năm 2017 và đến hiện tại vẫn nhận được sự quan tâm từ khán giả. Lần này tại sân khấu Sing!Asia 2025, ca khúc được DTAP và Phương Mỹ Chi lựa chọn bởi độ nhận diện và khả năng trở thành cầu nối văn hóa khi được tái hiện trong một bản mashup hoàn toàn mới.
Trong phần thi tại trạm Thượng Hải, DTAP kết hợp Túy Âm với Lục Hải Vi Vương, mở ra một câu chuyện song song giữa hai nữ tướng của hai nền văn hóa. Hai ca khúc tưởng chừng không liên quan nhưng qua bàn tay hòa âm của DTAP lại hòa quyện đầy bất ngờ, tạo nên một không gian đối thoại âm nhạc độc đáo.
Không dừng lại ở việc phối khí, DTAP còn lồng ghép các yếu tố đặc trưng như Cải lương Việt Nam và Hí kịch Trung Quốc, góp phần đẩy cảm xúc tiết mục lên cao. Cuộc đối thoại văn hóa này được thể hiện rõ nét khi Phương Mỹ Chi hát Lục Hải Vi Vương bằng tiếng Việt và Kelou trình diễn Túy Âm bằng tiếng Trung.
Cải lương Việt Nam và Hí kịch Trung Quốc xuất hiện trong cùng một tiết mục
DTAP tiếp cận dự án với một nguyên tắc rõ ràng, làm văn hóa thì phải nghiêm túc và tôn trọng bản sắc. Trong bản mashup Túy Âm x Lục Hải Vi Vương, nhóm kết hợp Cải lương Việt Nam và Hí kịch Trung Quốc – hai loại hình sân khấu truyền thống theo cách mà mỗi yếu tố vẫn giữ được nét riêng, không hòa lẫn mà bổ trợ với nhau.
Được biết, trước khi bắt tay vào bản phối, DTAP đã tìm hiểu kỹ đặc trưng của từng loại hình, từ cấu trúc âm nhạc đến phong cách trình diễn. Việc chọn đàn bầu loại nhạc cụ dân tộc của Việt Nam, chỉ có một dây nhưng có thể diễn tả trọn vẹn cả một chiều sâu cảm xúc. Đàn nhị hay còn gọi là đàn cò ở Việt Nam hiện diện trong cả âm nhạc Việt Nam và Trung Quốc, nhưng kỹ thuật diễn tấu, âm sắc và tinh thần biểu đạt lại mang bản sắc riêng biệt của mỗi quốc gia.
DTAP Không chỉ đơn thuần là đưa hai chất liệu vào bản phối, cách chơi từng nhạc cụ cũng được nghiên cứu để đảm bảo giữ đúng tinh thần, kỹ thuật và cảm xúc vốn có của từng nền văn hóa. Sự kết hợp này góp phần tạo nên một tổng thể hài hòa, tiết chế nhưng vẫn giàu chiều sâu.
“Tiếng trống Mê Linh” được Phương Mỹ Chi tái hiện trên sân khấu Quốc tế
Trong không gian sân khấu hiện đại, tiếng vọng cổ da diết của Phương Mỹ Chi mang đến một lát cắt lịch sử gợi nhắc đến hành trình bi tráng nhưng kiêu hùng của người nữ tướng Trưng Trắc:
“…Nhưng hỡi ơi, chí tang bồng nay chưa kịp thỏa
mà đường âm dương cách trở lành lạnh áng mây sầu…”
Việc DTAP lựa chọn cải lương - một chất liệu âm nhạc truyền thống để kể chuyện văn hóa trên sân khấu quốc tế giúp Phương Mỹ Chi ghi dấu cá nhân rõ nét. Với khán giả Việt, đây là một khoảnh khắc đáng tự hào; Cải lương Việt Nam vốn nổi tiếng tại Việt Nam nhưng khi mang lên sân khấu quốc tế vẫn khiến họ phải nổi da gà không thua kém gì với Hí kịch, đó là một điểm nhấn mới mẻ, gợi nên sự quan tâm và tò mò.
“Nhưng khi hát câu vọng cổ đó, em chỉ nghĩ làm sao để có thể hát về câu chuyện Trưng Trắc một cách tự hào nhất. Chi thấy rất hạnh phúc vì được đứng trên sân khấu quốc tế và hát về lịch sử dân tộc Việt Nam mình” - Phương Mỹ Chi chia sẻ
“Khi bắt tay vào tiết mục này, DTAP muốn mang đến một tiết mục mà cùng tôn vinh cả 2 nền văn hoá Việt Nam - Trung Quốc. Trong quá trình sản xuất, DTAP nhận thấy cải lương và Hí kịch là một trong những loại hình nổi tiếng và đậm đà bản sắc của 2 nền văn hoá kịch đúng chất Trung. Quan trọng là hai thể loại, hai nền văn hoá này có thể đặt cạnh nhau, hoà hợp nhưng không hoà tan, vẫn tôn vinh được nhau. Bên cạnh đó, việc mashup lại ca khúc này còn phải làm sao kể được một câu chuyện rõ ràng, liền mạch và thể hiện được sự tôn trọng hai thể loại nghệ thuật này” - DTAP chia sẻ.
Để kết nối hai nền văn hóa, hai ngôn ngữ và hai hệ thống biểu đạt khác nhau thành một tiết mục trọn vẹn, là cả một hành trình dài phía sau sân khấu. Từ những buổi họp online đầu tiên đến lúc Kelou bay sang Việt Nam thu âm tại phòng thu của DTAP, VMAS – đơn vị quản lý nghệ sĩ đã đóng vai trò cầu nối quan trọng. Anh Phan Anh - CEO của VMAS là người trực tiếp theo sát quá trình sản xuất, đã tạo điều kiện để nghệ sĩ hai nước làm việc hiệu quả, vượt qua rào cản ngôn ngữ. Sự kết nối chủ động, tinh thần hợp tác cởi mở giữa các bên đã góp phần tạo nên một tiết mục giàu bản sắc, đúng tinh thần giao lưu quốc tế mà Sing! Asia hướng đến.
Sau chiến thắng Hoàng Linh tại trạm Hong Kong với tiết mục “Bóng Phù Hoa” Phương Mỹ Chi chính thức góp mặt tại vòng Bán kết 1. Tại vòng thi này, Phương Mỹ Chi kết hợp cùng Kelou – Khả Lâu (Trung Quốc) với tiết mục mashup Túy Âm x Lục Hải Vi Vương. Màn trình diễn có sự hòa quyện độc đáo giữa Cải lương Việt Nam và Hí kịch Trung Quốc đã góp phần thể hiện tinh thần giao lưu văn hoá sâu sắc.
Sự kết hợp hoàn hảo đã giúp Phương Mỹ Chi và Kalou đã đạt điểm số cao nằm trong top 3 của vòng Bán kết 1. Với điểm số nổi bật nằm trong nhóm thí sinh dẫn đầu, Phương Mỹ Chi và Kalou đã giành chiến thắng và đi thẳng vào Bán kết 2, tiếp tục hành trình chinh phục ngôi vị giọng hát mới Châu Á.